Cái tên sân vận động thống nhất chắc chắn không còn xa lạ gì với những người yêu bóng đá. Nơi đây là nơi thường xuyên diễn ra các trận đấu bóng lớn nhỏ, kịch tính của các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam. Nhưng do nhiều hạn chế mà không phải ai cũng có cơ hội đến xem trực tiếp địa điểm nổi tiếng này. Hãy cùng chúng tôi khám phá về sân vận động này qua bài viết đây ngay thôi nào.
1. Lịch sử hình thành của sân vận động Thống Nhất
Sân vận động thống nhất được uỷ ban thành phố chợ lớn quyết định thi công vào năm 1929 thời Pháp thuộc. Đến năm 1931, sân vận động thống nhất được chính thức hoàn thành và có tên gọi ban đầu là Renault. Thiết kế ban đầu của sân chỉ có khán đài chính, chưa bao gồm khán đài phụ. Tất cả thiết kế của sân bóng được thiết theo chuẩn sân bên Pháp và được đánh giá là sân vận động lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ.
Đến năm 1959 sân được cải tạo lại và nâng cấp lên theo tiêu chuẩn quốc tế thời bấy giờ. Sân có thêm khán đài phụ, khán đài chính được nới rộng ra, sân nâng lên sức cưa là 16.000 người. Sân có thêm giàn đèn pha chiếu sáng hiện đại 4 góc. Công việc cải tạo này đến tháng 10 năm 1960 mới hoàn thành. Lúc này sân cũng được đổi tên mới là sân vận động Cộng Hoà.
Đến năm 1967, Sân được cải tạo và nâng cấp một lần nữa. Trong quá trình hoạt động từ năm 1955 đến 1975, sân thống nhất là sân thi đấu của nhiều giải quốc gia, cũng như Châu lục. Đây là nơi cầu thủ nước ngoài đến để học tập và trao đổi kinh nghiệm.
Sâu khi chính quyền đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát hoàn toàn Miền Nam, vào ngày 2/9/1975 trận thi đấu giữa đội hải quan thuế và tổ chức ngân hàng, thì sân Cộng hòa được đổi sang tên hiện tại là sân vận động Thống Nhất.
2. sơ đồ thiết kế của sân vận động Thống Nhất.
Theo các con số thống kê, sân Thống nhất có diện tích khuôn viên là 36.540 m2. Kích thước khu vực sân bóng là 100mx68m. Khu vực chạy điền kinh có 8 đường vòng chạy 400m và 10 đường thẳng cho chạy 100m.
Hiện tại khán đài của sân Thống Nhất có sức chứa lên tới 19450 chỗ ngồi bào gồm:
- Khu vực khán đài A với 5 phân khu tính từ A1 đến A5. Ở các phân khu A1,A2,A3 có tổng 2.250 ghế nhựa có mái che để khán giả có thể tránh mưa nắng. Phân khu này có thêm phần khán đài Vip, với số ghế giới hạn là 18 ghế và VIP là 192 ghế. Khu vực này cũng là nơi có góc nhìn đẹp nhất trên khu vực quan sát. Nên mỗi khi phát hành vé xem bóng thì khu vực Vip Và khu đài A luôn hết đầu tiên.
- Ở các khu vực còn lại như: khán đài A4. A5 hiện đang có tổng 4000 ghế ngồi. Khán đài B có 5000 ghế và khu vực C,D có 8000 ghế ngồi.
Các hàng ghế của sân vận động Thống Nhất được thiết kế thông minh theo dạng bậc thang nên rất tiện lợi trong việc theo dõi trận bóng. Đồng thời để hỗ trợ cho khán giả đến xem, khu vực quanh sân có rất nhiều tiện ích, vui chơi. Hệ thống an ninh, cũng như phòng chức năng luôn phục vụ 24/24. Giúp khán giả và người hâm mộ yên tâm thưởng thức những trận bóng đá hay.
3. Một số sự kiện bóng đá tiêu biểu được diễn ra tại sân thi đấu Thống Nhất.
Do được chăm sóc kĩ càng, cơ sở vật chất hiện đại, mặt sân cỏ đẹp bằng phẳng, đặc biệt là sức chứa khủng, sân Thống Nhất luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các sự kiện thể thao trong nước và nhiều sự kiện điền kinh quốc tế. Cùng xem một số sự kiện tiêu biểu đã diễn ra tại sân vận động Thống nhất dưới đây.
- Tổ chức giải vô địch điền kinh trẻ AFC năm 1964.
- Nơi diễn ra giải vô địch điền kinh AFF năm 1998.
- Nơi diễn ra đại hội thể thao bóng đá nam Đông Nam Á 2003
- Nơi diễn ra giải đấu kịch tính cúp bóng đá châu Á AFC 2008.
- Diễn ra giải vô địch điền kinh trẻ AFF U19 năm 2010, 2011 và 2013
- Vinh dự tổ chức cho sự kiện điền kinh châu Á AFC năm 2014.
- Giải điền kinh vô địch nữ AFF 2015
- Nơi diễn ra giải vô địch điền kinh thiếu niên châu Á năm 2016.
- Cúp vô địch điền kinh quốc gia 2020.
Trên đây là viết về lịch sử hình thành, cũng như các sự kiện nổi bật trên sân vận động Thống Nhất. Hy vọng với bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho quý độc giả. Hẹn gặp bạn trong các bài viết tiếp theo.